SO SÁNH KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI HUYẾT THANH VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM DÙNG VACCINE PHỨC HỢP MIỄN DỊCH VỚI VACCINE SỐNG CHỦNG M.B.

Bệnh suy giảm miễn dịch

SO SÁNH KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI HUYẾT THANH VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM DÙNG VACCINE PHỨC HỢP MIỄN DỊCH VỚI VACCINE SỐNG CHỦNG M.B.

  1. H. Nguyen Manh2, T. Tran Bao1, U. Ashash2, L. Ferreira2, A. Quach Tuyet1, O. Nguyen Thi Kieu1

1 Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

2 Phibro Animal Health Corporation

Vaccine IBD sống nhược độc được áp dụng tại trại khi hiệu giá kháng thể mẹ truyền (MDA) thấp hơn mức vượt kháng thể của virus vaccine và vaccine phức hợp miễn dịch IBD được tiêm cho gà con trong trạm ấp ngay cả khi có sự hiện diện của MDA.

Ở đây chúng tôi đã thực hiện hai thử nghiệm thực địa, trong đó chúng tôi so sánh vaccine sống chủng M.B. với hai vaccine phức hợp miễn dịch chủng W2512 trên gà thịt thương phẩm ở Việt Nam.

Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành ở ba trang trại với 230.000 gà thịt thương phẩm Ross 308, trong tổng số 13 chuồng nuôi được kiểm soát chặt chẽ về điều kiện nuôi dưỡng. Gà một ngày tuổi được tiêm vaccine phức hợp miễn dịch A-BD và B-TR IBD ở trạm ấp, sau đó được nuôi ở trại 1 và trại 2. Vaccine IBD sống, chủng M.B., được chủng ngừa cho gà trại 3 bằng cách cho uống vào lúc 16 ngày tuổi.

Thử nghiệm số hai được tiến hành tại một trang trại có 12 chuồng nuôi gồm 240.000 con gà thịt Ross 308. Gà nhóm C từ chuồng 1 đến chuồng 6 được chủng ngừa với vaccine M.B. sống bằng đường uống lúc 12 ngày tuổi và gà nhóm D từ chuồng 7 đến chuồng 12 được tiêm vaccine phức hợp miễn dịch B-TR dưới da tại trạm ấp.

Lúc 12, 28 & 35 ngày tuổi, chúng tôi lấy mẫu máu để kiểm tra hiệu giá IBD ELISA (IDEXX), và các thông số về năng suất của gà ở 33 ngày tuổi. Trong thử nghiệm thứ nhất, hiệu giá kháng thể IBD trung bình lúc 12 ngày tuổi là 1.049,2 ở lô gà được tiêm vaccine A-BD, 1.712,8 ở lô gà được tiêm vaccine B-TR và 1.712,1 ở lô gà dùng vaccine chủng M.B. Lúc 28 ngày tuổi, gà tiêm vaccine phức hợp miễn dịch có kết quả IBD ELISA âm tính, lô MB là 1.163 titer. Ở 35 ngày tuổi, gà được chủng ngừa vaccine MB có hiệu giá kháng thể IBD cao và đồng đều với kháng thể trung bình là 3.825,2 và CV-37,5%, trong khi gà được tiêm vaccine phức hợp miễn dịch ở trại 1 và 2 có hiệu giá kháng thể kém đồng đều và trung bình thấp hơn là 2.366,0 với CV-83,4 % và 3.670,0 với CV-64,1%. Ở 33 ngày tuổi, chỉ số năng suất và các thông năng suất sản xuất chuẩn Châu Âu của trại 1 (vaccine A-BD) là EPEF = 417,50 (BW: 2,08, FCR: 1,47, tỷ lệ chết: 2,62%), trại 2 (vaccine B-TR) là EPEF = 391,40 (BW: 2,03, FCR: 1,53, tỷ lệ chết: 2,65%) và trại 3 (vaccine M.B) là EPEF = 423,02 (BW: 2,16, FCR: 1,52, tỷ lệ chết: 2,23%). Trong thử nghiệm thứ hai, nhóm C (vaccine sống M.B) cho hiệu giá kháng thể cao hơn đáng kể (2.670,9) so với nhóm D (vaccine B-TR), (132,45) ở 35 ngày tuổi. Kết quả cuối cùng của nhóm C (trung bình 6 chuồng nuôi) là EPEF = 456,51, (BW: 2,34kg, FCR: 1,40, tỷ lệ chết: 3,19%) và nhóm D – EPEF = 435,71, (BW: 2,23, FCR: 1,42, tỷ lệ chết: 2,48%). Các thử nghiệm một và hai cho thấy gà được tiêm vaccine MB có kháng thể IBD sớm hơn và hiệu giá cao hơn và đồng đều hơn so với vaccine phức hợp miễn dịch. Kết quả huyết thanh học và năng suất cho thấy rằng vaccine sống MB được áp dụng tại trang trại vừa an toàn vừa hiệu quả.

Từ khóa: Vaccine IBD sống, chủng M.B., phức hợp miễn dịch IBD, W2512.

 

Leave Comment